Máy bơm cứu hỏa Tohatsu là dòng bơm phổ biến tại Việt Nam đã và đang được sử dụng trong rất nhiều hệ thống cứu hỏa. Thỉnh thoảng khi dùng máy bơm này vẫn thường gặp một vài sự cố, bài viết dưới đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ giúp bạn có thêm những thông tin khi sửa chữa máy bơm xăng Tohatsu.
Những sự cố thường gặp với máy bơm xăng Tohatsu
Trước khi tìm hiểu cách sửa chữa máy bơm xăng Tohatsu, bạn đọc cần nhận biết những sự cố thường xảy ra với máy bơm xăng Tohatsu.
+ Máy bơm xăng Tohatsu bơm không lên nước
Việc này xảy ra có thể do đường ống trong nhà bị xì, hỏng van một chiều hoặc có thể hỏng phao tự động trong bồn nước, cánh quạt và hỏng bạc đạn. Trong trường hợp này nếu không sửa ngay thì sẽ làm cháy động cơ của máy bơm.
+ Máy bơm chữa cháy Tohatsu hoạt động mà không đủ nhiên liệu
Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới hú máy, nổ tụ và dẫn tới cháy máy bơm. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra khi nghe tiếng bơm hú thì bạn phải ngắt điện ngay. Khi lắp ráp máy bơm cũng nên dùng cầu dao riêng cho bơm.
+ Máy bơm chữa cháy Tohatsu bị hỏng rơ le
Nguyên nhân là do trong đường ống nước đi ra không lắp van một chiều.
+ Vòng bi khô dầu
Khi động cơ bơm quay rất chậm có thể là nguyên nhân vòng bi hai đầu bơm đã khô dầu. Khi vòng bi bị khô và có thể dẫn đến nổ cầu chì, chính vì thế bạn có thể nhỏ ít dầu vào hai trục trước khi thay cầu trì mới để hoạt động trở lại.
+ Bơm từ nguồn nước yếu:
Bơm máy từ nguồn nước yếu cũng cần phải mồi trước trước khi khởi động, ngoài ra bạn cũng cần lắp thêm van một chiều như loại bơm giếng sâu. Nếu không có nước phớt thì máy sẽ bị hư hỏng do quá tải nhiệt và làm nước chảy ngược lại vào máy gây cháy máy bơm.
Cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị của máy bơm xăng Tohatsu
Dưới đây là một số cách kiểm tra, sửa chữa các thiết bị của máy bơm xăng chữa cháy Tohatsu:
Kiểm tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
Kiểm tra bình đề: bao gồm volt bình, mực nước bình, các cọc tiếp xúc và tình trạng rò rỉ của bình.
Kiểm tra, sửa chữa, thay thế hệ thống điện của máy bơm bao gồm: đề, IC, cuộn lửa, nam châm từ, bugi…
Kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ thống bơm xăng, khoá xăng, lọc xăng, thay bình xăng con, bên cạnh đó cần phục hồi bộ chế hoà khí gồm: bơm xăng, kim phun…
Kiểm tra căn chỉnh gió.
Kiểm tra sửa chữa, thay thế hút chân không.
Kiểm tra hệ thống điều khiển của máy bơm.
Kiểm tra sửa chữa piston, bạc roong…
Kiểm tra sửa chữa hệ thống làm mát.
Cách bảo trì, bảo dưỡng máy bơm xăng Tohatsu
Một số hướng dẫn trong việc bảo trì máy bơm xăng Tohatsu mà bạn đọc cần biết:
Nhiên liệu của máy bơm xăng Tohatsu: cần kiểm tra nhiên liệu chứa trong thùng sau mỗi lần vận hành máy, nếu hết thì bạn cần tiếp thêm nhiên liệu vào bình chứa.
Bơm chân không: bạn kiểm tra khoang dầu xem còn nhiên liệu hay không sau mỗi lần vận hành để đổ thêm nhiên liệu.
Đèn báo: Kiểm tra đèn sáng mỗi lần vận hành nếu đèn không sáng thì thay thế.
Dầu ở khoang điều tốc sau 50 giờ (3 tháng) hoạt động thì bạn nên kiểm tra que thăm dầu xem dầu còn dùng được hay không để kịp thời thay thế.
Ắc quy: kiểm tra mực chất lỏng chứa trong bình ở mức cho phép hay chưa nếu chưa thì cần đổ thêm và sạc đầy.
Dây khởi động máy: bạn kiểm tra xem dây có bị lỗi không rồi thay thế.
Giắc đánh lửa: sau khoảng 50 giờ (1 tháng) có bị hỏng không rồi làm sạc, sửa chữa và thay thế.
Van xả: sau khoảng 50-100 giờ hoặc một năm bạn nên kiểm tra, thay thế nếu cần thiết.
Dây hình chữ V: cứ 100 giờ hay hàng năm bạn nên kiểm tra rồi thay thế.
Áp lực nén: cứ 100 giờ hay hàng năm bạn nên kiểm tra xem có cần thay thế.
Hệ thống nhiên liệu: cứ 50 giờ hay hàng tháng bạn kiểm tra rồi thay thế.
Ngoài ra, sau 1 năm bạn nên vận hành một lần xem máy có hoạt động tốt hay không và xem có bộ phận nào hỏng cần thay thế.
Bảo dưỡng thường xuyên máy bơm xăng Tohatsu:
Kiểm tra toàn bộ mũ ốc, vít bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết và các đầu dây điện. Đặc biệt bạn cần chú ý ốc bắt bánh xe đối với các loại bánh rơmoóc, giá đỡ bình điện
Kiểm tra nước làm mát máy, kiểm tra mức nhiên liệu, dầu bôi trơn đảm bảo đủ và không bị rò chảy
Kiểm tra hệ thống điện và sự bắt chặt bình điện với giá đỡ.
Khởi động máy và kiểm tra độ kín của chân không mồi nước cho bơm ly tâm, đặc biệt là chú ý dầu bôi trơn máy khi hút chân không.
Hy vọng những thông tin vô cùng hữu ích trong bài viết của phòng cháy chữa cháy An Tâm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sửa chữa máy bơm xăng Tohatsu cũng như cách bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm để tăng tuổi thọ sử dụng của máy.
Xem thêm: