Sự gia tăng các vụ cháy nổ gần đây cho thấy hỏa hoạn là nguy cơ đe dọa tính mạng và tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết cách thực hiện và có ý thức hơn trong việc phòng cháy chữa cháy công ty.
Xem thêm:
Các quy định trong phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp
Nhà nước cũng đã đưa ra những quy định về phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp, dưới đây là một số nội dung chính mà bất kỳ công ty nào cũng phải nắm được.
1. Doanh nghiệp, công ty và những cơ sở kinh doanh cần tư vấn thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát về kết cấu, những vật dụng phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng theo yêu cầu
– Doanh nghiệp, cơ sở, kho xưởng sản xuất cần phải có đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Những người đứng đầu cơ sở như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy cần phải có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy.
– Những phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, thiết kế, thẩm định, giám sát và bảo dưỡng thường xuyên để các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, sẵn sàng hoạt động bất cứ khi nào có hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra.
2. Quy định đối với các công ty, doanh nghiệp và những cơ sở kinh doanh về lĩnh vực những thiết bị phòng cháy chữa cháy, chuyển giao công nghệ phòng cháy chữa cháy, nhận đào tạo hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
– Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay người đại diện pháp luật phải có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy.
– Có ít nhất trên dưới một người được đào tạo mức trình độ Đại học chính quy chuyên ngành phòng cháy chữa cháy hoặc mức độ tương đương với ngành, lĩnh vực đang kinh doanh, hoặc ít nhất phải được đào tạo trên dưới 6 tháng lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
– Có phương tiện, địa điểm, trang thiết bị phải đầy đủ, đảm bảo đủ khả năng huấn luyện nghiệp vụ, cũng như đáp ứng được mọi nhu cầu về khả năng đáp ứng trong công tác phòng cháy chữa cháy.
3. Quy định đối với những doanh nghiệp, công ty, cơ sở thi công, thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC
– Có ít nhất một người chỉ huy trưởng về việc thi công, bảo dưỡng bình chữa cháy và các hạng mục phòng cháy chữa cháy khác.
– Người đứng đầu chịu trách nhiệm hoặc người đại diện mặt pháp luật cần có các bằng cấp chuyên môn về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
– Địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, máy móc cũng cần phải đảm bảo chất lượng.
4. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp, thiết bị phòng cháy chữa cháy
– Người đứng đầu, người đại diện pháp luật chịu trách nhiệm chính cho cơ sở, doanh nghiệp cần phải có văn bằng, chứng chỉ hoặc đào tạo chuyên môn phù hợp với ngành nghề đang kinh doanh.
– Cần có ít nhất một người đội trưởng hoặc đội phó được đào tạo đầy đủ về chuyên ngành phòng cháy chữa cháy hoặc được đào tạo qua lớp ngắn hạn 6 tháng về kiến thức phòng cháy chữa cháy.
– Có đầy đủ địa điểm, trang thiết bị, máy móc vật dụng, vật tư linh kiện phòng cháy chữa cháy.
5. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cơ sở nạp bình chữa cháy, phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy chữa cháy
– Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoặc người đại diện doanh nghiệp cần có kiến thức về phòng cháy chữa cháy.
– Có ít nhất hai người có chứng chỉ về bồi dưỡng phòng cháy chữa cháy hoặc được đào tạo về kiến thức liên quan.
– Có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, nhân lực về phòng cháy chữa cháy để sử dụng khi cần thiết.
Trong thông tư, nghị định số 79/2014/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 31/07/2014 về luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều. Quy định đã nghiêm cấm hoàn toàn các việc sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn hay cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
6. Quy định biên chế lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở
Quy định biên chế vào lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở thường được quy định cụ thể như sau:
– Dưới 10 người thì tất cả các thành viên trong cơ sở đều được coi là thành viên.
– Từ 10 – 50 người thì tối thiểu cần 10 thành viên, 1 đội trưởng và các đội phó.
– Từ 50 – 100 người thì tối thiểu cần 15 thành viên, 1 đội trưởng và các đội phó.
– Trên 100 người thì tối thiểu cần 25 thành viên, 1 đội trưởng và các đội phó.
Nếu có nhiều phân xưởng và bộ phận làm việc độc lập hoặc theo ca thì cần có 1 tổ phòng cháy chữa cháy phải được túc trực tối thiểu từ 5 – 7 người trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó.
Trên đây là một số nội dung chính trong phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp. Theo những quy định, nội quy này thì việc sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng, nhằm cung cấp sự sẵn sàng đối phó cấp thiết cho mọi doanh nghiệp, công ty, chung cư, kho xưởng, các tòa nhà cao tầng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm, thiết bị phù hợp trong từng hệ thống phòng chữa cháy, hãy liên hệ với An Tâm qua hotline: 0978 682 642 - 0933 159 146.
Nguồn: https://pcccantam.com/