Hiện nay, thực trạng cháy rừng ở Việt Nam đang diễn ra ngày một phổ biến và dần trở thành mối nguy hại lớn của xã hội nếu con người không kịp phòng ngừa tình trạng này. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm để xây dựng được dự án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô.
1. Hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam
Có thể thấy dự án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô là vô cùng quan trọng. Rừng được coi là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Cây cối quang hợp sẽ sản sinh ra oxy để nuôi dưỡng các sinh vật sống trên trái đất. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay diện tích rừng bao phủ trên trái đất còn lại là rất ít.
Theo số liệu thống kê, hiện tại nước ta có đến ¾ là diện tích đồi núi đó là những núi đồi nguyên sơ hầu như chưa chịu sự tác động của con người, thế nhưng chỉ sau vài chục năm thì con số đó đã không còn nguyên vẹn. Một phần đó là do bàn tay con người phá hủy để xây dựng các công trình xây dựng lớn phục vụ mục đích du lịch.
Nguyên nhân khác đó là do biến đổi khí hậu, nắng nóng thất thường dẫn đến cháy rừng. Theo khí tượng thủy văn, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là áp thấp nóng phía tây kết hợp với gió Lào khiến nhiệt độ tăng cao thì hiện tượng cháy rừng còn là hệ quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu, hơn nữa năm 2012 là năm đổi pha, sau La Nina (pha lạnh) là El Nino (pha nóng).
Các khu rừng ven biển ở miền cực nam nằm trên các thảm than bùn, hay các vùng rừng Tây Nguyên với việc đốt rừng làm nương rẫy luôn bị đe dọa cháy rừng thì vùng rừng núi phía Tây Bắc cũng là một trong những khu vực bị thần lửa thường xuyên đe dọa. Có thể kể đến rừng quốc gia Hoàng Liên thường xuyên bị cháy, vào năm 2010, ít nhất 1.000 ha rừng Hoàng Liên đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Tóm lại, hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam là vấn đề không thể xem thường mà mọi người dân phải tìm ra nguyên nhân và phương án xử lý kịp thời.
2. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
- Yêu cầu các cán bộ phụ trách lâm nghiệp, trưởng các thôn thực hiện việc rà soát lại công cụ, dụng cụ, phương tiện và các trang thiết bị chữa cháy rừng, đảm bảo khả năng tác chiến khi xảy ra cháy rừng.
- Phân công trực cháy 24/24h tại trụ sở UBND xã trong những ngày nắng nóng, khô hanh bởi nguy cơ xảy ra cháy rừng cao
- Kiểm lâm địa bàn, cán bộ phụ trách lâm nghiệp tham mưu cần lập bảng phân công người trực, sổ ghi chép trực phòng cháy chữa cháy rừng để theo dõi hàng ngày, chỉ đạo và thông tin báo cáo diễn biến tình hình trong mỗi ca trực.
- Củng cố, kiện toàn các tổ đội quần chúng phòng cháy chữa cháy rừng ở các thôn, chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng và phương tiện để tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; đồng thời tăng cường tuần tra canh gác lửa rừng, chú trọng các khu vực có nguy cơ cháy cao.
- Thực hiện tốt chương trình phối hợp phòng cháy chữa cháy rừng giữa kiểm lâm viên với công an xã.
3. Giải pháp chữa cháy rừng
Khi phát hiện cháy rừng, chủ rừng, chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải huy động lực lượng và các phương tiện chữa cháy rừng kịp thời như: dao phát, bình nước, cành cây tươi… để dập tắt lửa và ngăn chặn đám cháy, không để đám cháy lan rộng. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không có khả năng cứu chữa thì chủ tịch UBND xã báo cáo ngay về cấp trên để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ lực lượng.
Đối với đám cháy nhỏ: Ban chỉ huy quân sự xã chủ động huy động tất cả những lực lượng phòng cháy tại chỗ ở các thôn để tham gia dập tắt đám cháy. Sau đó, báo cáo kết quả chữa cháy về Ban chỉ huy quân sự huyện biết và chỉ đạo.
Đối với các vụ cháy lớn, nguy hiểm: Chủ tịch UBND xã báo cáo với UBND huyện và các lực lượng chữa cháy trên toàn huyện để tham gia chỉ đạo, tham gia chữa cháy rừng; đồng thời huy động toàn bộ lực lượng phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn xã tham gia chữa cháy. Bên cạnh đó phối hợp với các đơn vị, xã lân cận để tham gia chữa cháy. Nếu không thể cứu chữa, dập tắt đám cháy rừng thì cần báo cáo ngay với các lực lượng của tỉnh để tham gia ứng cứu.
Những yêu cầu khi tham gia chữa cháy rừng
+ Đội hình chữa cháy phải được phân ra từng tốp, nhóm nhỏ để đủ sức giới hạn đám cháy và tạo đường băng để cản lửa.
+ Lực lượng Kiểm lâm, Ban công an, Dân quân tự vệ cần phải có mặt kịp thời tại nơi cháy rừng xảy ra hoặc có tin báo cháy rừng để chính quyền địa phương chỉ đạo chữa cháy và chủ động phối hợp với các ngành chức năng tiến hành tham gia chữa cháy.
+ Lập tức triển khai xác minh nguyên nhân cháy, truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình chữa cháy, công tác an toàn và an ninh trật tự phải đảm bảo an toàn hàng đầu, tổ chức cấp cứu giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định cuộc sống.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này của phòng cháy chữa cháy An Tâm, bạn đọc đã có những phương án cụ thể và hiệu quả trong việc xây dựng dự án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô.