Vụ cháy Rạng Đông xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về vấn đề ô nhiễm sau cháy nhà máy Rạng Đông.
1. Ô nhiễm môi trường
Theo thống kê có đến 27,2kg thủy ngân phát tán ra môi trường khiến môi trường ô nhiễm sau cháy nhà máy Rạng Đông. Có thể thấy khối lượng thủy ngân vô cùng lớn, ảnh hưởng và tàn phá môi trường, nguồn nước của người dân. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị đưa ra lộ trình di dời những nhà máy lớn ra khỏi khu dân cư, để tránh ảnh hưởng đến môi trường và những người dân xung quanh.
Vụ cháy khủng khiếp tại nhà máy Rạng Đông kéo dài cả đêm 28/8/2019 đã gây thiệt hại vô cùng lớn khi hàng nghìn m2 nhà kho bị thiêu rụi. Dù không có thiệt hại về người nhưng vụ hỏa hoạn này đã gây thiệt hại về tài sản lên tới 150 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, sau vụ cháy là nguy cơ nhiễm độc trên diện rộng khiến người dân hoang mang.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hóa chất gây ô nhiễm chủ yếu là thủy ngân và một số kim loại nặng. Các chất này phát tán vào không khí và môi trường xung quanh. Một phần sẽ chảy vào nước, vào sông Tô Lịch, tích tụ trầm tích ở bùn đáy, ảnh hưởng đến nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Kết quả quan trắc thông số thủy ngân trong không khí, nước mặt, nước thải có 01/12 mẫu nước mặt hàm lượng Hg vượt QCVN 08-MT:2015 so với chất lượng nước mặt là 1,3 lần tại điểm quan trắc trên sông Tô Lịch.
So sánh với tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho kết quả tương tự vượt 1,3 lần đối với hàm lượng thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các điểm quan trắc còn lại thì hàm lượng thủy ngân trong nước đạt giá trị theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nêu trên.
Giá trị thủy ngân trong đất đo được tại các điểm quan trắc có mức dao động từ 0,12-0,65 mg/kg, trong đó lượng cao nhất đã được ghi nhận tại vườn hoa trong khuôn viên của công ty Rạng Đông.
Có 01/8 mẫu nước thải có giá trị thủy ngân vượt QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp là 2,76 lần tại hố ga cạnh xưởng Led của công ty Rạng Đông.
2. Ảnh hưởng sức khỏe người dân
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cho biết thủy ngân là một loại kim loại nặng rất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Thủy ngân là một chất lỏng màu xám bạc, đây là chất độc tích lũy sinh học rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa của con người. Một trong những hợp chất cực kỳ độc của nó là đimêtyl thủy ngân, rất độc đến mức chỉ một ít rơi vào da có thể gây tử vong.
Ngoài ra, các bác sĩ cho biết nếu nhiễm độc thủy ngân có thể gây tử vong. Nếu con người hít phải thủy ngân ở liều lượng cao sẽ ngấm vào máu và tích lũy ở xương. Thủy ngân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nếu liều lượng cao sẽ tác động ngay lập tức, nếu liều lượng thấp sẽ ngấm vào máu sau đó một vài năm sau mới xuất hiện bệnh.
Các chuyên gia lý giải rằng tất cả các chất độc phát tán với nồng độ cao có thể gây hại với sức khỏe con người. Trong đó, thủy ngân kim loại nặng gây độc có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau nếu tích lũy trong cơ thể.
Con người khi tiếp xúc với không khí và được hít vào phổi sẽ sinh bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và đưa tới mọi mô bao gồm bộ não.
Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân sinh sống trong bán kính 500m tính từ hàng rào của công ty Rạng Đông cần thực hiện ngay các biện pháp như: phun rửa mái nhà, tẩy rửa tường và sàn nhà, các đồ gia dụng, vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Đối với người dân sống trong bán kính 200m tính từ hàng rào công ty Rạng Đông thì cần đi khám sức khỏe định kỳ. Đối với những người dân trong bán kính từ 200m – 500m tính từ hàng rào công ty cần đi khám ngay khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân.
Một trong những dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở mức độ thấp có thể nhận biết như: có dấu hiệu bị tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân; trong trường hợp nặng có thể phù phổi cấp, suy hô hấp.
Bài viết trên đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm đã tổng hợp đến bạn đọc tình hình ô nhiễm sau cháy nhà máy Rạng Đông. Có thể thấy công tác phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở kinh doanh, sản xuất các vật liệu dễ cháy cần phải được chú trọng nhất là trong thời điểm trước Tết.