Phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp là trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức để đảm bảo sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất mọi người. Bài viết này của phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp.
Đối với các công ty, doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy nhưng các chủ doanh nghiệp cũng như cán bộ công nhân viên cần hiểu rõ về những nội quy phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Phương án phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp
Lập phương án phòng cháy chữa cháy tại công ty giúp xác định được những nguy hiểm hỏa hoạn có thể xảy ra. Việc xác định được những vị trí có khả năng xảy ra hỏa hoạn tại doanh nghiệp để có thể tiến hành bố trí, đồng thời lên phương án xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ một cách hiệu quả và chủ động.
Mỗi phương án phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp, công ty cần phải có mục tiêu, nhiều phương án dự kiến được tình huống cháy nổ có khả năng xảy ra, bên cạnh đó cần tiến hành tổ chức diễn tập cho nhân viên trong công ty để chủ động trong quá trình xử lý các tình huống cháy nổ.
Phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ trong doanh nghiệp
Phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ cần đi kèm một bản hồ sơ đồ đầy đủ bố trí các phòng ban, vị trí trong công ty, doanh nghiệp kèm theo.
Sơ đồ này mô tả chi tiết các vị trí, bố trí, đặc điểm kiến trúc của công ty, doanh nghiệp, đồng thời mô tả về các loại vật liệu, sản phẩm, hàng hóa có trong công ty, phân loại rõ khả năng cháy của mỗi loại vật liệu và khoảng cách cất giữ các vật liệu này. Ngoài ra, mọi người cũng cần chú trọng tình hình hệ thống đường dây điện trong công ty, xăng, dầu, bếp ăn nếu có trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ trong doanh nghiệp cần phải mô tả sơ đồ các phòng ban, các kho hàng, mô tả những vật liệu có khả năng bắt lửa cao, dễ dàng dẫn đến hỏa hoạn, đồng thời mô tả những thiết bị phòng cháy chữa cháy có trong công ty. Thông thường ngoài việc mô tả kỹ lưỡng sơ đồ bố trí kiến trúc của công ty, doanh nghiệp, cần phải có thêm mô tả số lượng các dụng cụ, thiết bị, phương tiện, dung cụ đặc biệt là bình chữa cháy có tại công ty. Sau đó xác định được những vị trí nguy hiểm, những địa điểm có khả năng xảy ra cháy nổ cao ví dụ như kho hàng, nơi chứa đựng tài liệu, các sản phẩm dễ bắt cháy hoặc có khả năng lây lan cháy cao.
Để có thể thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp trong các công ty, doanh nghiệp, cần thiết kế và bố trí các bình chữa cháy ở những nơi cần thiết, cắt cử lực lượng, phương tiện và các biện pháp phòng cháy chữa cháy để có thể ứng cứu trong mọi tình huống diễn biến cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
2. Nội quy phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp
Nội quy phòng cháy chữa cháy tại công ty, doanh nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên luật phòng cháy chữa cháy đã được công bố ngày 12/7/2001 và 35/2003/NĐ.CP. Dựa vào quy định này, các công ty và doanh nghiệp dễ dàng phân trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban Giám đốc và các cán bộ công nhân viên trong công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ tài sản trong doanh nghiệp.
Thông thường Ban giám đốc và người lãnh đạo phòng ban có nhiệm vụ kiểm tra và đôn đốc các công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong công ty, phòng ban mình quản lý. Trong đó giám đốc là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, tổ chức tập huấn diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ, tổ chức thiết kế xây dựng và lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn trong công ty. Ngoài ra, cần tổ chức tập huấn nhân viên sử dụng bình chữa cháy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản khác.
Người đứng đầu bộ máy công ty là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp cần được đào tạo qua văn bằng về công tác phòng cháy chữa cháy, có kiến thức và được chứng nhận về phòng cháy chữa cháy.
Việc quản lý cơ sở vật chất về phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng. Các công ty, doanh nghiệp nếu không có đầy đủ chứng chỉ phòng cháy chữa cháy, bảng nội quy, và các tiêu lệnh thiết bị phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt hành chính nhắc nhở hoặc nếu mức độ nghiêm trọng có thể tạm đình chỉ hoạt động nếu phát hiện có khả năng gây nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.
Trên đây là các cách phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp mà phòng cháy chữa cháy An Tâm đã cung cấp đến bạn đọc. Có thể thấy rằng trong mỗi công ty, doanh nghiệp cần có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy đã được kiểm định và luôn trong tình trạng sử dụng tốt nhất. Nếu bạn đọc có nhu cầu muốn tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978 682 642 - 0933 159 146.