Bạn đang tìm hiểu về các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng? Bạn phân vân không biết thiết bị phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Trước khi tìm hiểu về các phương tiện phòng cháy chữa cháy, bạn đọc cần biết phòng cháy chữa cháy là gì.
Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các phương pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra cháy, nổ, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy và chống cháy lan hiệu quả đồng thời làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Hiện nay, các dịch vụ chữa cháy được cung cấp trong hầu hết các khu vực phát triển với mục đích dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan tỏa đối với các đám cháy khó kiểm soát. Nhân viên cứu hỏa được học phương pháp ngăn chặn đám cháy một cách phù hợp và được huấn luyện cách sử dụng các thiết bị chữa cháy chuyên nghiệp để việc chữa cháy diễn ra hiệu quả cao nhất.
Phòng chống cháy nổ cũng bao gồm việc giáo dục con người hạn chế việc gây ra hỏa hoạn. Lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy khuyến cáo người dân nên trang bị những kỹ năng thoát hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng của người thân trong trường hợp có cháy, nổ, nhất là cháy nổ ở các chung cư cao tầng.
Trong một vài tháng gần đây, đã có hàng loạt vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Chính vì vậy mà nhiều khu chung cư, tòa nhà cao tầng, trường học… tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy để nâng cao kỹ năng cho người dân cách phản ứng với hỏa hoạn.
2. Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
Theo Điều 4, Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội về Luật Phòng cháy và Chữa cháy, dưới đây là một số những nguyên tắc phòng cháy chữa cháy:
Huy động sức mạnh của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy lấy phòng ngừa là chính, ngoài ra phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Người dân cần phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các phương án để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
3. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy
Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phổ biến nhất bao gồm: hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, chăn, cát chữa cháy và hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp.
- Hệ Thống Báo Cháy
Hệ thống báo cháy gồm một loạt các phương tiện giúp phát hiện đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân biết có hỏa hoạn để kịp thời sơ tán.
Một hệ thống báo cháy bao gồm 3 thành phần cơ bản như: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra:
Trung tâm báo cháy được thiết kế dưới dạng tủ hình chữ nhật, thường có màu đỏ với các thiết bị chính gồm: mainboard, biến thế và ắc quy dự phòng.
Thiết bị đầu vào bao gồm các đầu cảm biến như đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo lửa, giám sát giúp hệ thống nhận biết được đám cháy.
Ngoài đầu cảm biến, thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy còn có công tắc khẩn, được sử dụng thủ công bởi khi người dân phát hiện ra có cháy sớm trong thời điểm mà hệ thống báo cháy chưa kịp phát báo hiệu.
Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu từ thiết bị đầu vào, nó sẽ truyền tín hiệu đến đầu ra:
Bảng hiển thị phụ giúp nhận biết và hiển thị nơi báo cháy.
Control Module: điều khiển các thiết bị khác thực hiện theo các phương án đã được lập trình.
Chuông/còi báo động: Có nhiệm vụ phát tiếng vang lớn để thông báo có đám cháy, thiết bị này thường được lắp tại các hành lang và trong những không gian phòng lớn.
Đèn báo động: Đèn báo động sẽ sáng đỏ cùng lúc chuông kêu giúp mọi người nhanh chóng phát hiện đám cháy.
- Phương Tiện Chữa Cháy Thông Dụng
Người dân có thể sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng tại chỗ để kịp thời dập tắt đám cháy. Đây là biện pháp hiệu quả, chủ động giúp ngăn chặn cháy lớn xảy ra.
Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được sử dụng để xử lý những đám cháy nhỏ, mới phát sinh thuộc loại: chất cháy lỏng hoặc rắn hóa lỏng, chất cháy khí, cháy thiết bị điện, cháy chất rắn có gốc hữu cơ cùng tàn lửa hồng.
Tuy nhiên, bình chữa cháy CO2 không được chữa cho các đám cháy: hóa chất có nguồn cung cấp oxy như nitrat và xenlulo, các đám cháy kim loại có hoạt tính hóa học và hidroxit của chúng, than cốc và chất nổ đen.
Bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột chứa các loại bột giúp kìm hãm phản ứng cháy, đồng thời cách ly chất cháy với không khí, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, từ đó, giúp dập tắt hỏa hoạn.
Khi sử dụng, các bạn cần chú ý ký hiệu ghi trên bình để dùng với loại đám cháy phù hợp như: đám cháy chất lỏng, rắn, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50V.
Trên đây là các phương tiện phòng cháy chữa cháy mà phòng cháy chữa cháy An Tâm đã tổng hợp đến bạn đọc. Việc nắm được các phương tiện phòng cháy chữa cháy và cách sử dụng chúng sẽ giúp bạn chủ động trong việc xử lý đám cháy, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của vụ cháy đối với tài sản và tính mạng của con người.