Phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy được lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn. Hãy cùng phòng cháy chữa cháy An Tâm tìm hiểu thêm về phương châm này nhé.
Trong thời gian qua, phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy được lực lượng phòng cháy chữa cháy chủ động áp dụng để phòng ngừa hỏa hoạn, cháy nổ trên địa bàn các khu dân cư. Đó là bởi trong suốt thời gian qua, tình hình cháy nổ vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và ngày càng khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản.
Chính vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy muốn đạt được kết quả tốt cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Trong đó, các động phòng cháy chữa cháy phải được tiến hành từ cơ sở, quận, huyện, khu phố… đặc biệt là ý thức từ các hộ gia đình và mỗi cá nhân.
1. Phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy là gì?
Phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy có nghĩa là cách định hướng, chỉ đạo về một vấn đề, tình huống hay một sự cố cụ thể nào đó về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một đơn vị, địa phương, một địa điểm nhất định.
Phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy bao gồm:
Chỉ huy tại chỗ: Tổ trưởng tổ dân phố hoặc đội trưởng Đội dân phòng hay người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trong thời gian những người này vắng mặt
Lực lượng tại chỗ: Đó là tất cả những người dân sinh sống trên địa bàn khu dân cư, mà nòng cốt là lực lượng dân phòng.
Phương tiện tại chỗ: Là sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phục vụ công tác cứu người, cứu tài sản; nguồn nước và các vật liệu chữa cháy bao gồm: cát, nước, bình chữa cháy, xe chữa cháy…
Vật tư và hậu cần tại chỗ: Là sự chuẩn bị sẵn sàng các nguồn kinh phí; những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
2. Cách thực hiện phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy
Để phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy chữa cháy tại địa bàn khu dân cư thực sự đạt hiệu quả, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Các cán bộ hướng dẫn, kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy phải thường xuyên huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy cho lực lượng dân phòng tại khu dân cư, địa bàn quản lý. Đồng thời xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Luật phòng cháy chữa cháy đã quy định, khi cháy xảy ra tại các khu phố, tổ dân phố, trong trường hợp lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì tổ trưởng tổ dân phố phải là người chỉ huy chữa cháy. Nếu người này vắng mặt thì đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền sẽ là người chỉ huy chữa cháy.
- Tổ trưởng tổ dân phố, đội trưởng Đội dân phòng cần chủ động trong việc phối hợp với các cán bộ kiểm tra địa bàn và cảnh sát khu vực để tập hợp quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó tuyên truyền hiểu biết, những kỹ năng cơ bản về phòng cháy chữa cháy đến từng hộ gia đình và mỗi người dân.
- Mọi địa bàn khu dân cư, tại các khu dân cư và tổ dân phố phải thành lập Đội dân phòng do UBND cấp phường thành lập, quản lý và chỉ đạo. Bên cạnh đó, UBND Phường phải trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy cho đội dân phòng để khi có sự cố xảy ra thì lực lượng dân phòng chủ động, sẵn sàng phương tiện, lực lượng nhanh chóng chữa cháy, hạn chế thấp nhất hậu quả do hỏa hoạn gây ra.
- Mỗi hộ gia đình và cá nhân chủ động trong việc trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đối với các hộ kinh doanh hàng hoá, hộ có phòng cho thuê thì phải trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: các bình chữa cháy, dây thoát hiểm (đối với chung cư) để khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có sẵn phương tiện để sử dụng. Bên cạnh đó, cần thiết phải phải niêm yết các nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy để mọi người đều có thể biết cách sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy và thực hiện thành thục các thao tác khi có sự cố.
- Đảm bảo các chế độ chính sách cho lực lượng dân phòng trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của chính phủ.
Trên đây là những nội dung về phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy mà phòng cháy chữa cháy An Tâm đã giới thiệu đến bạn đọc. Nếu phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy được toàn dân chú trọng, chung tay thực hiện nghiêm túc và đồng bộ thì công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy không còn là vấn đề khó giải quyết. Bởi việc hạn chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra là điều mà mỗi cá nhân chúng ta đều có thể thực hiện được.