Vụ cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo trong công tác phòng cháy chữa cháy công ty. Phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ tổng hợp đến bạn đọc nghĩa vụ của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.
Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, tính đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 3.000 vụ cháy, thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng. Trong số đó, phần lớn các vụ cháy là tại các khu chung cư, chợ và doanh nghiệp. Sự gia tăng các vụ cháy nổ gần đây cho thấy hỏa hoạn là nguy cơ đe dọa tính mạng và tài sản của con người. Vì vậy công tác phòng cháy chữa cháy công ty cần phải được chú trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy. Chính vì vậy, cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an đã yêu cầu lực lượng công an tổ chức rà soát, tổng kiểm tra các cơ sở vui chơi giải trí, những nơi tập trung đông người, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ như: nhà hàng, quán karaoke, vũ trường, quán bar…
Theo đó, để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật và tránh bị xử phạt, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh cần xác định mình là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy hay cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phải thực hiện các nghĩa vụ để đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ:
1. Đối tượng thực hiện
Các công ty có nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập. Hoặc các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, có nguy cơ khả năng cháy nổ cao nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn trong phòng cháy và chữa cháy.
2. Xây dựng nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy
Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy được thực hiện phù hợp với quy mô hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy.
Đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy.
3. Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy
Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng và thực tập phương hướng phòng cháy chữa cháy được thực hiện phù hợp với quy mô hoạt động của cơ sở đó đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy.
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng phương án chữa cháy được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trách nhiệm trong việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
4. Thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì khi thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó cũng như phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy.
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, tổ chức thường trực sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ cho các cơ sở.
5. Kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy
Các phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất và công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy chữa cháy, cứu người, cứu tài sản phải luôn luôn được kiểm định thường xuyên.
6. Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy
Người đứng đầu cơ sở và doanh nghiệp quản lý cơ sở căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy sẽ quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
7. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Người đứng đầu các cơ sở, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên. Trong trường hợp các cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân mong muốn và có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì phải đề nghị cơ quan cảnh sát tổ chức các lớp huấn luyện phòng cháy chữa cháy.
8. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng
Người đứng đầu các cơ sở, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng thuộc phạm vi quản lý của mình. Những người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý.
Trên đây là những nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong phòng cháy chữa cháy công ty mà phòng cháy chữa cháy An Tâm đã tổng hợp đến bạn đọc. Có thể thấy vai trò của mỗi người trong công tác phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng.