Trạm biến áp khi xảy ra cháy nổ sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, phòng cháy chữa cháy cho trạm biến áp hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ chỉ ra cho bạn đọc những biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trạm biến áp bị cháy
Trước khi tìm được các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho trạm biến áp tốt nhất thì mỗi người cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trạm biến áp để từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống hợp lý.
Nguyên nhân thường gặp khiến trạm biến áp bị cháy đó là nhiệt độ máy biến áp tăng nhanh, tăng vượt mức quy định, điều này gây ra là do máy sử dụng quá tải, máy bị hư hỏng nặng.
Ngoài ra một số những nguyên nhân khác là do cuộn dây trong máy bị chập nhau, ngắn mạch, đứt mạch giữa các pha hay do trong quá trình vận hành thiếu chính xác của con người…cũng khiến máy biến áp bị cháy nổ.
2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ cho trạm biến áp
Tùy thuộc và các nguyên nhân khác nhau mà chúng ta sẽ có các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho trạm biến áp khác nhau nhưng dưới đây là những việc cơ bản bạn cần tiến hành các công việc như sau:
Lựa chọn trạm biến áp phù hợp với từng đặc điểm dòng điện, môi trường xung quanh sao cho đảm bảo được sự an toàn tối đa cho người dân.
Thường xuyên kiểm tra trạm biến áp để kịp thời khắc phục, sửa chữa những vấn đề hỏng hóc của trạm.
Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cho trạm biến áp như: quạt nhân tạo, hệ thống báo cháy, chữa cháy cần thiết để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố khi cần thiết. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy bao gồm: bình chữa cháy, nạp sạc bình chữa cháy hay, vòi chữa cháy và các thiết bị bảo hộ lao động giúp bạn nhanh chóng tham gia vào công việc phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố.
3. Các biện pháp phòng cháy máy biến áp khi vận hành
Trước khi đưa máy biến áp vào vận hành, các bạn cần phải chú ý những vấn đề sau:
Máy biến áp mới sản xuất phải được sấy khô cách điện, kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây, lõi thép và đầu cách điện, bên cạnh đó các thông số điện áp, tần số dòng điện… cũng cần phải đúng tiêu chuẩn của nhà máy chế tạo..
Trong quá trình vận hành máy biến áp cũng cần phải chấp hành các quy định an toàn kỹ thuật điện, tránh xảy ra cháy, nổ gây nguy hiểm đến tính mạng của người vận hành.
Trong vận hành, máy biến áp thường mang điện áp cao, vì vậy chúng ta chỉ có thể kiểm tra phía ngoài của máy biến áp. Việc kiểm tra phía trong máy thông qua các tín hiệu của các thiết bị bảo vệ hoặc kết quả thử nghiệm định kỳ.
Kiểm tra ống phòng nổ thấy dầu bị phụt ra ngoài chứng tỏ khả năng ngắn mạch giữa các pha hoặc cái chuyển mạch bề mặt tiếp xúc bị yếu hoặc bị cháy.
Kiểm tra đầu dẫn điện ra, kiểm tra sứ hạ áp đối với máy giảm áp, sứ cao áp đối với máy tăng áp. Nếu rơle bảo vệ dòng điện cực đại và rơle so lệch làm việc ta có thể kết luận hỏng hóc như: xảy ra phóng điện giữa các sứ, chảy dầu ở chỗ nối, chỗ gắn sứ, nên cần phải tìm để phát hiện vết nứt trên mặt sứ, mức dầu trong sứ giảm thấp và bẩn, hay những vật lạ rơi vào các sứ, bu lông xiết không chặt, gioăng đệm hỏng...
Kiểm tra các bu lông, gioăng xiết ở thùng máy và bộ làm mát, bình giãn nở dầu, phát hiện các vết hàn bị nứt, chảy dầu.
Kiểm tra hệ thống làm mát của máy như quạt nhân tạo. Các máy biến áp có công suất từ 10.000 đến 60.000 kVA ở các cánh tản nhiệt đặt hai quạt. Việc đóng ngắt có thể được điều khiển bằng tay hay tự động phụ thuộc vào nhiệt độ dầu và dòng điện của phụ tải.
Kiểm tra các thiết bị đo lường ampemét, vônmét, đồng hồ đo tần số, đối với các máy biến áp có công suất trên 1000 kVA thì phải có ampemét đo phụ tải cân bằng giữa 3 pha.
Dựa vào tài liệu đo hàng quý của trạm, chúng ta kiểm tra được điện trở cách điện. Nếu kết quả đo điện trở cách điện bằng không chứng tỏ có hiện tượng bị đánh thủng ra vỏ hoặc đánh thủng giữa các cuộn dây. Nếu điện trở cách điện của một cuộn dây và giữa các cuộn dây khác nhau thì sẽ có khả năng hư hỏng ở sứ máy biến áp.
Kiểm tra thời gian quá tải máy biến áp sẽ phụ thuộc vào phương pháp làm mát bằng dầu, bằng không khí và phụ tải. Nếu quá tải gấp 2 lần thì máy làm mát bằng dầu sẽ không quá 10 phút, làm mát bằng không khí không cho phép quá tải tới 1,7 lần.
Trên đây là những cách phòng cháy chữa cháy cho trạm biến áp mà phòng cháy chữa cháy An Tâm đã tổng hợp đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được các cách phòng chống cháy nổ của trạm biến áp để hạn chế hỏa hoạn có thể xảy ra.